0

BLOG

Ngày Môi trường thế giới 2018: Loại bỏ túi nylon để giải cứu Trái đất của chúng ta

05/06/2018

Nguyễn Lâm Tùng

0 Bình luận

(BIRM) - Cách đây 80 năm (1938), nylon - phát minh làm thay đổi thế giới. Bên cạnh những thành tựu mang lại cho nhân loại, một số sản phẩm từ nylon lại trở thành gánh nặng cho môi trường sống. 

Bởi thế, Ngày Môi trường thế giới 5/6/2018 đã lựa chọn Chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nylon” kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen cuộc sống hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa nói chung và túi nylon nói riêng tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người.

Nhiều quốc gia tìm cách loại bỏ

Như chúng ta đã biết sự ra đời của túi nylon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này, túi nilon là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Liên hợp quốc, mỗi năm thế giới của chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần.

Quá trình phân hủy nylon có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời. Túi nylon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước như làm thay đổi tính chất của đất, gây nguy cơ xói mòn đất cũng như nhiều ảnh hưởng lâu dài khác.

Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, trên toàn thế giới sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các chuyên gia môi trường trên thế giới cảnh báo đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngày Môi trường thế giới năm nay có chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nylon”. Đây là một sự kiện toàn cầu về môi trường do Liên Hợp Quốc khởi xướng, diễn ra vào ngày 5-6 hằng năm ở khắp nơi trên thế giới. Ấn Độ là nước chủ nhà của sự kiện năm nay.

ngay-moi-truong-the-gioi-nam-2018-loai-bo-tui-nylon-de-giai-cuu-trai-dat-cua-chung-ta

Việt Nam từng bước loại bỏ túi nylon
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng cũng đã quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “Nói không với túi nylon”, “Ngày không túi nylon”... Tuy vậy, cần nhìn nhận thực tế, các hoạt động này mới dừng lại ở việc “thí điểm”, hết mỗi đợt phát động, người tiêu dùng lại quay về với túi ni lông thông thường.
 Trong khi đó, một số siêu thị lớn đã đưa vào sử dụng túi thân thiện với môi trường như: Big C, Metro… Tuy vậy, các loại túi này khách hàng đều phải mua để đựng đồ thay vì được phát miễn phí như túi nylon nên lượng tiêu thụ khá thấp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã có thói quen không mang túi khi đi siêu thị, đi chợ mua sắm nên túi này sau khi mua về không được tái sử dụng, rất lãng phí.
 Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% khối lượng túi nylon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nylon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt…
 Một trong các nhiệm vụ quan trọng của Đề án là tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi nylon khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
 Cùng với đó, để từng bước hạn chế sử dụng các loại túi ni lông khó phân hủy, tiếp tục tăng tỷ lệ sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường ở các chợ dân sinh và các hoạt động đô thị khác, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các giải pháp định hướng hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi ni lông thân thiện với môi trường trong nước.

 Cụ thể, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất túi thân thiện với môi trường, xây dựng chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt, tạo lập thị trường tiêu dùng cho các sản phẩm túi thân thiện với môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nylon khó phân hủy thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất các loại túi có khả năng tự phân hủy sinh học; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng đối với tác hại của túi ni lông khó phân hủy và khuyến khích tái sử dụng, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.

ngay-moi-truong-the-gioi-nam-2018-loai-bo-tui-nylon-de-giai-cuu-trai-dat-cua-chung-ta

Năm nay theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường vào tối 4.6.2018 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Hội thảo khoa học về “Cơ chế chính sách nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy”; Tổ chức lớp học môi trường cho học sinh Trung học cơ sở và hoạt động đổi pin sinh thái; Tuyên truyền vận động người dân, các hộ kinh doanh xây dựng thói quen phân loại rác tại chính nơi mình sinh sống.

Vì một thế giới trong lành các bạn hãy cùng chúng tôi Lọc nước Birm ủng hộ và hưởng ứng một cách mạnh mẽ chủ đề "Ngày Môi trường thế giới 2018: Loại bỏ túi nylon để giải cứu Trái đất của chúng ta"

TAGS :

Loại bỏ túi nylon để giải cứu Trái đất của chúng ta ngày môi trường thế giới

Bình luận của bạn

TIN MỚI

Những khoảnh khắc mùa thu Hà Nội

Những khoảnh khắc mùa thu Hà Nội

  Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,  mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,  mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,  cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.  

29/10/2020 0
Hotline: 0983266511